1.Depth of Field (DoP) trong chụp ảnh/quay phim thì nôm na là thuật ngữ để chỉ độ nông/sâu của ảnh. DoP được quyết định bằng f-stop (f), tức là độ mở của ống kính. Nếu cùng một thời gian (ví dụ 1/10 giây) mà ống kính nào mở nhiều hơn thì ánh sáng tràn vào sẽ nhiều hơn (giống hai cái vòi nước vòi chảy to vòi chảy nhỏ). Nếu muốn cùng một lượng ánh sáng tràn vào mà ống kính nào mở nhiều hơn thì thời gian mở ống kính sẽ ngắn hơn (giống như hứng cùng một cái xô mà vòi chảy to thì hứng nước sẽ nhanh hơn). Như hình vẽ được minh họa trên Wikipedia trên thì với f/5.6 (tức là độ mở = 1/5.6), ống kính mở lớn nên thời gian chụp nhanh, ánh sáng từ phía sau chưa kịp tới thì đã bị đóng lại, cho nên background mờ căm căm. Với f/32 (tức là độ mở = 1/32 < 1/5.6), ống kính mở bé, muốn chụp hoa rõ như là f/5.6 thì phải mở lâu hơn, ánh sáng từ phía sau đến được nhiều hơn nên nhìn thấy rõ cả nền.
2.Ai chỉ chụp máy PnS không thì sẽ thường không được trải nghiệm các ống kính có độ mở lớn (kiểu như f/1.4, f/2.0 hay f/2.8). Thế nên là khó mà chụp được ảnh có background mờ căm căm. Đến khi cầm máy DSLR với ống có tốc độ cao (tức là có f-stop lớn nhất là 1.4,2.0 hay 2.8) thì thấy việc chụp được bức ảnh có background mờ căm căm thế là quá dễ. Dễ là bởi vì f-stop lớn, thời gian mở ống sẽ cực nhanh, lỡ có thiếu sáng một tí thì ảnh vẫn cứ ngon lành. Thêm nữa mắt của mình lại không nhìn được với f-stop lớn như thế, do vậy ảnh trông hay hay. Hay hay nhưng mà dễ!
3.Tôi có một đồng nghiệp cũ mới chụp ảnh. Lúc nào cũng chỉ chăm chăm chụp làm sao background mờ căm căm (vì máy PnS của bạn ý xịn nhưng không chụp được như vậy). Nói đi nói lại chỉ mong bạn ý hiểu rằng chụp mờ thế là dễ lắm, chụp mà với f-stop cao, chụp mà thiếu sáng vẫn rõ khối rõ hình mới khó chứ.
4. Hôm nay chán, lượn đi mua sách. Vớ được cuốn “Tự nhiên như người Hà Nội” của Nguyễn Trương Quý. Sách mỏng (<200 trang), cũng không có gì là học thuật nên đọc cũng không mất nhiều thời gian. Thế nhưng tác giả mới có chưa tới 30 tuổi, làm KTS mà viết được thế là rất giỏi. Có cái can đảm viết về Hà Nội và in ra khi mới chừng ấy tuổi cũng là giỏi. Tác giả vốn là KTS nên nói khá nhiều về kiến trúc mới của Hà Nội, trong đấy nhấn đi nhấn lại rằng cái tòa nhà đẹp đến đâu thì đẹp nhưng phải nhìn nó trong tổng thể của khung cảnh có đẹp hay không thì mới nói được. Nếu không thì ở đâu đâu cũng biến thành “tiểu Nhà Hát Lớn”, ở đâu to thì cũng có cột kiểu Hy Lạp – La Mã, nhỏ thì có vòm hoặc chóp. Chẳng hiểu gì về kiến trúc nhưng cũng thấy rõ ràng là đúng.
5.Nghĩ hai chuyện lại với nhau thì vấn đề đều là bố cục. Trừ khi chụp chân dung hoặc chụp đồ vật (tức là cái chủ thể đã đẹp sẵn rồi và chỉ cần chủ thể đẹp là đủ) thì ảnh đẹp hay không còn do mọi thứ trong đó hòa quyện với nhau như thế nào. Mọi thứ có nghĩa là có cả cái background. Cũng như thế, một cái sáng tạo, một cái mới cần phải đủ “thông thái” để hòa quyện với những cái xung quanh nó, phải có chỗ đúng để đặt nó, để xây nó thì mới tốt được.
Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/randombuzz/~3/vgS9eAKpIVE/
No comments:
Post a Comment