Khái niệm phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo đã khá quen thuộc đối với “dân chuyên” CNTT-TT, song rất nhiều người dùng Internet vì thiếu hiểu biết nên trở thành nạn nhân của những “ké phá hoại” này.
>> Mp3.zing.vn được gỡ khỏi danh sách web độc hại
>> Tin tặc có thể phá được tất cả các loại mật khẩu
>> Mất tiền vì trò lừa qua chat
>> Microsoft triệt phá mạng “máy tính ma” Zeus
>> Dính mã độc vì tìm kiếm bộ phim “Trò chơi sinh tử”

Cài đặt một phần mềm miễn phí và sau đó nhận thấy máy tính của mình chậm bất thường, rất có thể bạn đang bị theo dõi trực tuyến qua một phần mềm gián điệp. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo ông Effendy Ibrahim, Cố vấn Luật về An toàn Internet kiêm Giám đốc Bộ phận Norton, mảng Kinh doanh Tiêu dùng, Symantec khu vực châu Á, phần mềm gián điệp (spyware) thường rất khôn khéo thâm nhập vào máy tính của người dùng, ngấm ngầm giám sát những thông tin liên quan tới máy tính, cách thức sử dụng máy tính và phương thức lướt web của người dùng…, thậm chí còn chuyển những thông tin quan trọng như mật khẩu, tên đăng nhập website, số tài khoản tín dụng hoặc các bản ghi trên dịch vụ tin nhắn/chat… tới tội phạm mạng.
Hơi khác so với phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo nhắm tới mục đích hiển thị nội dung quảng cáo trên máy tính của người dùng. Thường thì các phần mềm quảng cáo sẽ sử dụng cửa sổ pop-up nhằm gây sốc tới người dùng với các hình ảnh quảng cáo cũng như liên kết tới các website khác. Nếu bạn nhấn vào một quảng cáo hoặc đường liên kết hấp dẫn trên mạng, bỗng nhiên thấy một loạt cửa sổ pop-up tràn ngập trên màn hình, hoặc sau đó trình duyệt đột ngột trả về một loạt những trang web không mong muốn thì hãy tự nhủ rằng mình đã trở thành “khách hàng” của phần mềm quảng cáo.
Hầu hết các phần mềm gián điệp, quảng cáo đều là những “vị khách không mời mà đến” trên máy tính của người dùng. Khi chúng hoạt động tích cực ở trạng thái “ngầm”, nhiều tài nguyên hệ thống bị chiếm dụng, đôi khi khiến cả hệ thống máy tính bị ngưng trệ.
Một trong những “bí quyết” được Norton “mách nước” để tránh phần mềm gián điệp hoặc phần mềm quảng cáo là người dùng nên đọc kỹ thỏa thuận sử dụng phần mềm tải miễn phí trên mạng, bởi nhiều bản thỏa thuận đã ghi rằng nếu sử dụng phần mềm miễn phí thì phải chấp nhận cài đặt phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo, nhưng nội dung này nằm gần cuối của cả bản thỏa thuận dài lê thê.
Một điểm đáng lưu ý, mạng Internet hiện đang đầy rẫy những công cụ “chống phần mềm gián điệp” chẳng hề có tác dụng chống phần mềm gián điệp, thậm chí còn khiến tình hình trở nên tệ hại hơn khi cố tình “vẽ” ra hàng trăm chương trình gián điệp trên máy tính và yêu cầu người dùng phải mua những sản phẩm “ma”.
Luôn có rất nhiều phần mềm không mong muốn tìm mọi cách truy nhập vào máy tính của bạn. Trong nhiều trường hợp, các phần mềm này xâm nhập vào máy tính người dùng khi họ vô tình nhấn vào một cửa sổ pop-up hoặc một hộp thoại giả mạo. Các cửa sổ chứa thông điệp này thường hiển thị nội dụng với 2 lựa chọn “Có” hoặc “Không”, song trên thực tế, bất kể bạn chọn “Có” hay “Không” thì cửa sổ vẫn tự động tải phần mềm gián điệp hoặc phần mềm quảng cáo về máy tính của bạn. Do đó, tốt nhất hãy đóng cửa sổ pop-up lại. |
Theo ICTnews
Link to full article
No comments:
Post a Comment